Cổng thông tin điện tử TT. Khoái Châu
Huyện Khoái Châu
KẾ HOẠCH Nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) Thị trấn Khoái Châu năm 2023
 
 

ỦY BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN KHOÁI CHÂU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 07 /KH-UBND

TT Khoái Châu, ngày 02 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)

Thị trấn Khoái Châu năm 2023

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 30/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu về Nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) huyện Khoái Châu năm 2023; đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, tiếp tục cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI của Thị trấn Khoái Châu năm 2022 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân Thị trấn Khoái Châu ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI Thị trấn như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 17/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của Thị trấn.Phấn đấu chỉ số PAPI của Thị trấn năm 2023 tăng bậc so với năm 2023.

- Phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách; nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của thị trấn Khoái Châu; Nhằm xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, thống nhất, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền các cấp đối với nhân dân.

Xác định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, cán bộ, công chức chuyên môn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chỉ số PAPI, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực cải thiện Chỉ số PAPI.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của Thị trấn; xác định cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì và liên tục của UBND Thị trấn Khoái Châu;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong Toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; kịp thời giải quyết các vướng mắc, bức xúc của nhân dân, của tổ chức và cá nhân; đánh giá đúng thực trạng, xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung liên quan đến việc xác định chỉ số PAPI của địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao và thúc đẩy nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân, góp phần hiệu quả thực thi chính sách pháp luật.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn; các hoạt động cụ thể về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở mà địa phương đã thực hiện; kết quả phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương và các chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân...; nhằm nầng cao tri thức của công dân về chính sách pháp luật hiện hành và tình hình phát triển của địa phương.

Hình thức tuyên truyền: Thông qua hệ thống truyền thanh, tài liệu phát tay, tờ rơi, bảng tin...; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, xã hội, các nhà trường học, doanh nghiệp trên địa bàn đưa nội dung tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt hội họp...

- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân có cơ hội tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thể, nhóm cộng đồng và tham gia bầu cử các cấp theo quy định.

- Tổ chức công tác bầu cử các chức danh lãnh đạo, người đại diện của tổ chức...ở cấp thị trấn, Khu phố đảm bảo chất lượng và công khai, minh bạch, đúng quy định, dân chủ. Đặc biệt nội dung về dân sự cần đảm bảo về tính đại diện do người dân suy tôn; chính quyền có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác tổ chức.

- Khuyến khích người dân tham gia đóng góp tự nguyện vào các dự án xây mới/tu sửa công trình công cộng ở địa bàn (dự án điện, đường, trường, trạm do nhà nước và nhân dân cùng làm, dự án có ảnh hưởng tới người dân) từ khâu quyết định, thiết kế, triển khai, giám sát (của Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng) đối với dự án xây mới/tu sửa công trình công cộng.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định của địa phương”

- Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu thuộc phạm vi quản lý của địa phương dưới nhiều hình thức để người dân thuận lợi trong việc tra cứu và sử dụng thông tin theo quy định; công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu; thường xuyên tổ chức các cuộc gặp, tiếp xúc với nhân dân, đề nhân dân nói lên nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị, tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như của địa phương.

- Tự kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị mình để kịp thời thu hồi, bãi bỏ hoặc điều chỉnh, bổ sung, thay thế những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, cản trở sự phát triển của địa phương. Duy trì nghiêm việc công bố danh mục các văn bản pháp luật hết hiệu lực hàng năm bằng các hình thức phù hợp.

- Thực hiện quy trình rà soát, điều tra, bình xét và công nhận đối tượng hộ nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND; điểm hoạt động văn hóa các khu phố, khu dân cư. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thực hiện không đúng các quy định về chính sách cho hộ nghèo theo quy định của nhà nước.

- Thực hiện đúng các quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách địa phương. Việc công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức công khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát. Phát huy vai trò giám sát của HĐND; các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức và nhân dân; kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản công.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân có liên quan đối với các dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và khung giá đất hiện thời trên hệ thống đài truyền thanh và niêm yết tại trụ sở UBND. Sử dụng các phương tiện để thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc khung giá đất theo các tuyến đường. Kịp thời cập nhật, công khai khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc khung giá đất. Phải công khai và thông báo cụ thể về mục đích sử dụng đất, mức giá đền bù khi thu hồi đất. Công bố kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư.

3. “ Trách nhiệm giải trình với người dân”

- Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tăng cường tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân về những vấn đề bức xúc trong quá trình triển khai nhiệm vụ của UBND và cơ sở khu phô.

- Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chú trọng vào giải trình các ý kiến của người dân đã phản ánh.

- Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 05/8/2013 của Chính phủ về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, thực hiện lịch tiếp công dân định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND. Chủ động đối thoại với nhân dân thông qua các cuộc họp thường xuyên hoặc bất thường, tập trung giải quyết có hiệu quả những khiếu nại, tố cáo, phản ánh; kiến nghị của tổ chức, công dân.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại Thị trấn: Thường xuyên tập huấn để nâng cao kỹ năng, chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Các dự án, chương trình đầu tư trong cộng đồng phải có sự tham gia của Ban Thanh tra nhân dân.

- Các dự án, chương trình đầu tư trong cộng đồng phải có sự tham gia của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.

4. “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để người dân biết thực hiện giám sát. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm; kết quả xử lý các hành vi, cá nhân, tổ chức tham nhũng; khắc phục các tồn tại về công tác phòng, chống tham nhũng của địa phương trên hệ thống loa truyền thanh nhằm cải thiện lòng tin của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công khai kết quả các chỉ số đánh giá, xếp hạng trong nội bộ xã (Chỉ số CCHC, Chỉ số phòng chống tham nhũng, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền,...). Công khai cụ thể kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, các trường hợp xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

-Công khai việc thu phí, lệ phí trong giải quyết TTHC hàng ngày để các doanh nghiệp, cá nhân nắm được.

- Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin, nắm bắt ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân đối với chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, của công chức. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; thực hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, chống phiền hà, sách nhiễu trong lĩnh vực giáo dục, các nội dung liên quan đến đất đai, tài nguyên môi trường...

- Tiếp tục thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm tra công vụ, việc giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách; xử lý mức độ tăng nặng hơn đối với hành vi, hiện tượng bị báo chí, người dân phát hiện.

5. “Thủ tục hành chính công”

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác rà soát các quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị hủy bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Kịp thời cập nhật, công khai đầy đủ, chi tiết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, cung cấp đầy đủ thông tin, thủ tục cần làm, công khai phí và lệ phí, hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức. Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân để nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vi.

- Tăng cường chỉ đạo và giám sát các phòng chuyên môn tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, cụ thể: cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục hành chính cần làm, niêm yết công khai phí và lệ phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thông tin đầy đủ về thời hạn trả kết quả và trả kết quả đúng lịch hẹn, xin lỗi dân khi hồ sơ trễ hạn.

- Đẩy mạnh thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông . Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhất là trách nhiệm của công chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức. Rà soát. chấn chỉnh, sắp xếp lại, bố trí công chức bộ phận một cửa bảo đảm các yêu cầu: có đủ phẩm chất, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, giải thích các yêu cầu của người dân, tổ chức.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức; tăng số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4; tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích để tạo điều kiện thuận lợi và cắt giảm chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị trấn.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương.

6. “ Cung ứng dịch vụ hành chính công”

- Phối hợp với đơn vị liên quan nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công lập:Tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế để góp phần tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;Từng bước nâng cao chất lượng trạm y tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân;

- Cải thiện chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học công lập: Thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới các phòng học đang xuống cấp; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực, không lạm thu đặc biệt quan tâm vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh

- Giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; và các tai tệ nạn xã hội mới phát sinh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, đoàn thể chính trị của địa phương trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

7. “Quản trị môi trường”

- Tăng cường chỉ đạo bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề môi trường tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đó là chất lượng không khí và chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường; tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như tác hại của rác thải nhựa...

- Tiếp tục thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải.

8. “Quản trị điện tử”

- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/P ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2023.

- Thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số trên Trục liên thông văn bản quốc gia (trừ văn bản mật). Tiến tới sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy trong điều hành, xử lý công việc.

- Đẩy mạnh việc nâng cấp chất lượng cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn

III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Căn cứ Kế hoạch này, các ban, ngành , đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, cụ thể như sau:

Các cán bộ, công chức được UBND giao làm đầu mối tham mưu thực hiện các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công Thị trấn.

Chủ trì, tham mưu UBND Thị trấn chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được giao theo Kế hoạch này, báo cáo UBND Thị trấn (qua VP UBND tổng hợp chung theo quy định.

1. Văn phòng UBND Thị trấn.

- Là cơ quan thường trực giúp UBND triển khai thực hiện các nội dung nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công. Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức, các ban ngành đoàn thể, báo cáo UBND theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu UBND ban hành bộ tiêu chí đánh giá công tác triển khai thực hiện nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn Thị trấn hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nội dung “Thủ tục hành chính công” trên địa bàn Thị trấn.

2. Công chức Tư pháp- Hộ tịch

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thị trấn.

3. Công chức Lao động - Thương binh và xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình rà soát, điều tra, bình xét và công nhận đối tượng hộ người có công, nghèo hàng năm trên địa bàn.

4. Công chức Tài chính- Kế toán

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách trên địa bàn Thị trấn.

5. Công chức Địa chính xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoàn thiện trên địa bàn Thị trấn.

6. Công chức Địa chính nông nghiệp

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn.

7. Thanh tra nhân dân

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung: “Trách nhiệm giải trình với người dân” và “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” trên địa bàn Thị trấn.

8. Trạm Y tế Thị trấn.

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, nhân dân cách phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra ATTP, và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công lập, trên địa bàn thị trấn.

9.Các nhà trường

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cải thiện chất lượng giáo dục trên địa bàn.

- đầu mối tiếp nhận các đơn thư, kiến nghị phản ánh và tham mưu chủ tịch UBND giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

10. Công an Thị trấn

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư (trong nội dung “Cung ứng dịch vụ hành chính công”) trên địa bàn.

11. Công chức Văn hóa – Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nội dung “Quản trị điện tử” trên địa bàn.

12. Đài truyền thanh Thị trấn

Tích cực tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này ,trên hệ thống loa truyền thanh phản ánh về kết quả triển khai thực hiện để nhân dân biết, tích cực hưởng ứng, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.

13. Các ban ngành, đoàn thể, Các khu phố.

- Quán triệt, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhận thức đầy đủ các nội dung của Kế hoạch này liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của địa phương và đẩy mạnh tuyên truyền công tác nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công trên . Hệ thống loa truyền thanh của thị trấn.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch của ngành, đoàn thể đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong quá trình tổ chức, thực hiện, thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của địa phương

Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức, viên chức của địa phương trong việc chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát hoạt động quản lý nhà nước, nhất là hoạt động của UBND ,Thị trấn góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp với nhân dân; tăng cường sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở cũng như kiểm soát tham nhũng trong khu vực công./.

Nơi nhận:
- UBND huyện;

- Phòng Nội vụ;
- Thường trực Đảng ủy;
- Chủ tịch, PCT UBND TT;
- Các ban, ngành, đoàn thể liên quan;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Đài Truyền thanh TT;

- Lưu: VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



Nguyễn Duy Khanh


In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Công khai quy hoạch đất Thị trấn Khoái Châu (06/10/2023)
++ THÔNG BÁO
+ Góc cảnh giác: Thủ đoạn lừa đảo mới qua điện thoại
+ Kế hoạch chuyển đổi số Thị trấn Khoái Châu năm 2024
+ Kế hoạch chuyển đổi số Thị trấn Khoái Châu năm 2024
+ Thông báo về việc lấy ý kiến cử tri về việc sát nhập ĐVHC Bình Kiều Thị trấn
+ Thông báo về việc lấy ý kiến cử tri về việc sát nhập ĐVHC Bình Kiều Thị trấn
Lịch làm việc
Thư điện tử
Học tập và làm theo lời Bác
++ VIDEO HOẠT ĐỘNG
- TP Hung Yen
- videokhoaichau
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 169
Hôm nay 2,366
Tháng này: 12,745
Tất cả: 132,491
THƯ VIỆN ẢNH