Cổng thông tin điện tử TT. Khoái Châu
Huyện Khoái Châu
phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn
phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn
 

UBND HUYỆN KHOÁI CHÂU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN CHỈ HUY PCTT & TKCN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 07/PCTT

Khoái Châu, ngày 11 tháng 4 năm 2024

PHƯƠNG ÁN

Sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn

Căn cứ Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 05/4/2024 của UBND huyện Khoái Châu về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện xây dựng phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn như sau:

I. PHƯƠNG CHÂM

Chủ động sơ tán (khi có lệnh hoặc khi có tình huống nguy hiểm) là chính, nhưng vẫn phải chuẩn bị chu đáo phương án sơ tán khẩn cấp, đột xuất do lũ lên nhanh hoặc vỡ bối đột ngột.

II. YÊU CẦU

- Để bảo vệ đến mức cao nhất tính mạng, tài sản của nhà nước và của nhân dân.

- Sơ tán hết trẻ em, người già yếu ngoài độ tuổi lao động người ốm đau, tàn tật. Trường hợp có tình huống khẩn cấp phải sơ tán đến mức cao nhất chỉ để lại những người khoẻ mạnh để làm nhiệm vụ PCTT & TKCN, trông coi tài sản và giữ gìn an ninh trật tự thôn, xóm.

- Lập sàn gác cao trên mức lũ năm 1971 để quản lý khối lượng tài sản chính, riêng hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu, hồ sơ, tài liệu lưu trữ và những tài sản nặng nề, cồng kềnh khó vận chuyển, bảo quản cần được sơ tán trước.

- Trường hợp có nguy cơ vỡ bối, phải đảm bảo tốc độ nhanh, hành lý gọn, cứu người là chính. Mọi gia đình đều phải chuẩn bị thuyền con, phao cứu sinh (kể cả tự tạo bằng bao tải nhồi vật liệu nhẹ bọc nilon), đèn đuốc để sơ tán lúc đêm tối, mưa bão và làm tín hiệu cấp cứu.

- Huy động nội lực đến mức cao nhất của mọi người, mọi nhà ở tại địa phương, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên và các địa phương khác.

III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Quán triệt cho nhân dân nắm được đặc điểm tình hình của lũ, bão ở địa phương, khả năng có thể xảy ra các tình huống vỡ bối hay tràn bối để nhân dân có ý thức tự lo cứu mình là chính.

Trên cơ sở đó các xã phải xác định phương án chủ động sơ tán là chính nhưng vẫn phải coi trọng đúng mức các phương án sơ tán khẩn cấp.

Khi có lũ báo động II trở lên, Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã phải thường xuyên phát thanh trên hệ thống loa truyền.

IV. HIỆU LỆNH SƠ TÁN

1. Mọi tình huống sơ tán đều phải có sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã.

2.Tình huống chủ động sơ tán, Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã triển khai trực tiếp xuống các thôn, xóm và thông báo trên hệ thống đài truyền thanh xã. Đề phòng khi không có điện lưới các xã phải chuẩn bị sẵn máy phát điện hoặc loa pin cầm tay để khắc phục.

3. Các tình huống sơ tán khẩn cấp và chạy lụt khẩn cấp, đột xuất được chỉ huy thông qua hệ thống loa truyền thanh và tín hiệu bằng trống giục liên hồi theo nhịp ngũ liên (khác với khi báo động ứng cứu bối là hiệu lệnh kẻng giục liên hồi theo nhịp ngũ liên).

V. PHÂN CÔNG ĐỊA ĐIỂM SƠ TÁN

Phụ lục: 01

TT

Xã đi sơ tán

Số hộ

Số khẩu

Sơ tán đến xã

1

Bình Minh

150

510

Bình Minh

2

Tứ Dân

428

1.283

Tứ Dân

3

Đông Kết

60

150

Đông Kết

4

Tân Châu

3.271

10.800

Hàm Tử (Thôn An cảnh và

Đức Nhuận), An Vỹ, Ông Đình

5

Đông Ninh

1.522

45.227

Bình Kiều, Thị Trấn Khoái Châu

6

Đại Tập

2.844

8.306

Phùng Hưng, Thuần Hưng, Đại Hưng

Cộng

8.275

66.276

 

- UBND các xã, thị trấn được phân công tiếp nhận dân đến sơ tán phải tổ chức đón tiếp, bố trí nơi ở cho dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- UBND các xã có dân đi sơ tán phải liên hệ trực tiếp với UBND các xã được phân công tiếp nhận dân đến sơ tán và cung cấp danh sách các hộ dân đăng ký đi sơ tán để các xã tiếp nhận bố trí trước nơi ăn, chốn ở cho dân.

VI. PHÂN LUỒNG ĐƯỜNG SƠ TÁN

1. Tình huống chủ động sơ tán (bằng đường bộ). Phụ lục: 02

TT

Tên xã

Tuyến đường di chuyển

1

Bình Minh

- Đường vào điếm Đa Hoà

- Đường vào Dốc Thiết (K88+850 TSH)

2

Tứ Dân

- Đường vào điếm Toàn Thắng K96+000 TSH

- Đường ĐH51 (205D cũ) theo bối vào điếm Phương Trù K94+850

3

Đông Kết

- Đường vào điếm Lạc Thuỷ K98+850

4

Tân Châu

- Đường vào điếm Mạn Xuyên (TB Trung Châu) K97+200

- Đường ĐT 383 (209 cũ) vào Dốc Bái - Đông Kết K98+400 TSH

5

Đông Ninh

- Đường ĐT 383 (209 cũ) vào Dốc Bái - Đông Kết K98+400 TSH

6

Đại Tập

- Đường ĐT 384 (204 cũ) vào Dốc Kênh K101+450 TSH

- Đường ĐH51 (205D cũ) theo bối vào Dốc Nghi Xuyên K103+600

2. Tình huống sơ tán khẩn cấp: Do bối vỡ ở xa hoặc có nguy cơ vỡ bối

Không được tự ý tìm đường đi sơ tán, phải theo sự chỉ huy, hướng dẫn của Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã. Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã phải thông báo kịp thời cho dân biết để tránh chạy vào các tuyến đường đã bị ngập hoặc có nguy cơ sẽ bị ngập nhanh. Hướng dẫn nhân dân sơ tán theo các luồng đường an toàn: Dân ở ven bối thì chạy lên bối, dân ở gần đê có thể chạy lên đê. Dân ở xa đê, xa bối thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn nơi lánh nạn hay luồng đường sơ tán cho phù hợp.

Khi đã ngập lụt không có đường bộ đi sơ tán, các khu vực dân cư phải lánh nạn lên các địa điểm cao theo quy hoạch trong phương án của xã hoặc lên các nhà gác cao tầng, các sàn gác đã chuẩn bị sẵn chờ lực lượng cứu hộ đến giúp đỡ.

3. Tình huống chạy lụt khẩn cấp, đột xuất (do bối vỡ ở gần)

Phải khẩn trương sơ tán lên các điểm cao ở gần nhất và các nhà cao tầng (theo quy hoạch trong phương án của xã) để chờ lực lượng đến ứng cứu. Không tự do chạy dễ dẫn đến chỗ nguy hiểm. Đối với các cụm dân cư ở ven bối thì mặt bối là nơi an toàn và thuận lợi nhất cho việc đón dân ra khỏi vùng lụt. Đối với các cụm dân cư ở xa bối thì nơi an toàn nhất là các nhà gác cao tầng. Tuyệt đối không chạy thẳng vào đê vì địa hình vùng ven đê rất trũng, sẽ bị ngập rất nhanh.

VII. PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHỈ HUY

1. Ông Phạm Xuân Thắng: Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện - Trưởng Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn huyện.

- Quyết định triển khai nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn (theo từng tình huống của phương án này) cho toàn vùng hay từng cụm dân cư. Quyết định việc cưỡng chế sơ tán dân trong trường hợp cần thiết (theo đề nghị của cụm trưởng các cụm PCTT & TKCN).

- Quyết định việc huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để hỗ trợ cho công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn của các xã.

- Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các xã, các ngành, các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện và các cụm PCTT & TKCN, các bộ phận liên quan thực hiện các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn.

Trường hợp đặc biệt đ/c Chủ tịch phải uỷ quyền cho người khác thì người được uỷ quyền phải báo cáo nội dung công việc cụ thể để xin ý kiến của đ/c Chủ tịch và thông báo cho thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện biết trước khi triển khai công việc.

2. Thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện

Triển khai nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của tỉnh hoặc Quyết định của Chủ tịch UBND huyện.

3. Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn huyện chịu trách nhiệm

+ Tổ chức thực hiện và trực tiếp chỉ huy toàn bộ công tác sơ tán dân và công tác tìm kiếm cứu nạn.

4. Các Đ/c Cụm trưởng các cụm PCTT & TKCN

+ Chỉ huy cụm kiểm tra, phát hiện kịp thời các tình huống cần phải triển khai sơ tán dân cho từng cụm dân cư.

+ Trực tiếp xác định, phân loại tình huống cụ thể (theo tiêu chí của phương án này) cho từng cụm dân cư và báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND huyện. Đề xuất với Chủ tịch UBND huyện Quyết định cưỡng chế sơ tán dân trong trường hợp cần thiết.

+ Quyết định (nếu được uỷ quyền) hoặc chỉ đạo Chủ tịch UBND xã ra quyết định triển khai nhiệm vụ sơ tán khẩn cấp cho các cụm dân cư của xã nằm trong vùng nguy hiểm khi có tình huống cấp bách không kịp chờ báo cáo xin ý kiến.

+ Xác định nhu cầu hỗ trợ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn cho từng cụm dân cư và báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND huyện.

+ Trực tiếp chỉ đạo, thống nhất kế hoạch hiệp đồng trước giữa các đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán dân, các xã tiếp nhận dân sơ tán với các xã có nhiệm vụ sơ tán dân về những nội dung cần phải phối hợp hiệp đồng.

5. Các cụm PCTT & TKCN: Có nhiệm vụ chỉ huy các xã trong cụm tổ chức thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân trong mọi tình huống.

6. Các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện, thành viên cụm, phụ trách xã:

+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã xây dựng, chuẩn bị và tổ chức thực hiện phương án sơ tán dân (kể cả dân lao động từ các nơi khác đến làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã).

+ Trực tiếp chỉ huy các xã triển khai thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân và nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án hoạt động để chủ động thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao phân công. Cụ thể như sau:

- Ông Lê Quang Thế Phụ trách xã Bình Minh

- Ông Đỗ Xuân Dũng Phụ trách xã Tứ Dân, Đông Ninh

- Ông Lê Trọng Duẩn Phụ trách xã Tân Châu

- Ông Nguyễn Hữu Thịnh Phụ trách xã Liên Khê

- Ông Nguyễn Văn Đạt Phụ trách xã Chí Tân, Đại Tập

- Ông Lê Trọng Tuấn Phụ trách xã Đông Kết

7. Chủ tịch UBND xã - Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, bão, tình hình sự cố trên đoạn bối thuộc địa bàn xã; phát hiện và báo cáo kịp thời với cụm PCTT & TKCN, Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn và Thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện về các tình huống cần phải triển khai sơ tán dân.

- Đề xuất nhu cầu hỗ trợ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn cho từng cụm dân cư (khi xảy ra tình huống).

- Chủ động quyết định triển khai nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn cho từng cụm dân cư hoặc trên địa bàn xã khi có tình huống cần phải triển khai.

- Chịu trách nhiệm về những hậu quả xấu xảy ra do không làm tốt nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn.

8. Ban chỉ huy PCTT & TKCN các xã có dân đi sơ tán

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn của xã.

- Chịu trách nhiệm phát hiện và báo cáo kịp thời với chủ tịch UBND xã về các tình huống phải triển khai phương án sơ tán dân cho phù hợp với tình hình thực tế xảy ra tại địa bàn. Thi hành nghiêm túc lệnh sơ tán dân của các cấp có thẩm quyền.

- Những khó khăn vượt quá khả năng của địa phương, Trưởng ban chỉ huy PCTT & TKCN xã phải báo cáo trước với Thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện bằng văn bản. Số lượng phương tiện, vật tư, nhân lực đề nghị cấp trên hỗ trợ và phải có giải trình cụ thể cho từng loại trong tình huống dự kiến.

9. Uỷ ban nhân dân và Ban chỉ huy PCTT & TKCN các xã được phân công tiếp nhận dân đến sơ tán: Có trách nhiệm thông báo cho nhân dân xã mình biết và chuẩn bị đón tiếp, bố trí nơi ăn ở, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho dân đến sơ tán.

10. Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các xã, thị trấn, các cơ quan: Được giao nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng, phương tiện, vật tư phải đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu huy động khẩn cấp, đột xuất và khả năng hoạt động trong mọi tình huống khó khăn.

VIII. PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ CỦA HUYỆN

1. Phương án hỗ trợ nhiệm vụ vận tải

1.1. Hỗ trợ phương tiện vận tải (giao cho xã sử dụng, điều hành)

Ông Nguyễn Ích Tuấn: Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng - Thành viên Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo ngành xây dựng và tổ chức thực hiện phương án.

- Lập kế hoạch xin chi viện phương tiện vận tải cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ sơ tán dân của tỉnh.

1.2. Vận tải hỗ trợ dân đi sơ tán.

Ông Nguyễn Thanh Hải: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện - Phó tiểu ban Thường trực Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn: Chỉ đạo ngành xây dựng và tổ chức thực hiện phương án.

a) Nhiệm vụ:

- Hỗ trợ vận chuyển các đối tượng chính sách, người già, trẻ nhỏ, người ốm đau tàn tật đến nơi an toàn.

- Hỗ trợ dân sơ tán vượt qua những vị trí nguy hiểm như chỗ đường đã vỡ hay đang có nguy cơ bị vỡ, chỗ đường di chuyển đã bị ngập sâu.

- Hỗ trợ các cụm dân cư ở xa đê, xa bối trong tình huống bối vỡ ở xa hay có nguy cơ vỡ bối còn có thời gian di chuyển bằng đường bộ nhưng không nhiều.

- Hỗ trợ vận chuyển các đối tượng chính sách đến nơi sơ tán (thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đưa được các đối tượng hỗ trợ trên đến nơi an toàn).

- Cứu nạn dân mắc kẹt trong vùng lụt do không sơ tán kịp.

b) Nguyên tắc phối hợp hiệp đồng:

- Các xã phải quy định địa điểm tập kết cụ thể để chờ phương tiện hỗ trợ cho từng cụm dân cư, tương ứng với từng tình huống, sự cố có thể xảy ra, ước tính số lượng của các đối tượng cần hỗ trợ để điều động phương tiện hỗ trợ cho phù hợp.

- Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ các đối tượng được hỗ trợ đến các địa điểm theo đúng quy định của xã quản lý, điều hành, sắp sếp, bố trí các đối tượng ưu tiên vào từng loại phương tiện hỗ trợ.

- Trên cơ sở đó, lực lượng hỗ trợ của huyện sẽ đón dân chủ yếu ở các địa điểm đã ấn định trước theo phương án của Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã đã được tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn thống nhất. Phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải lớn như: Xà lan, đò ngang, thuyền cát chỉ đón dân ở ven bối.

c- Biện pháp tổ chức thực hiện:

- Lập 1 đội hỗ trợ vận tải đường sông để hỗ trợ dân sơ tán theo tuyến bối.

- Huy động toàn bộ phương tiện vận tải thuỷ của các xã theo thống kê của Phòng Kinh tế - Hạ tầng gồm: 09 Xà lan, thuyền; 6 đò ngang.

Phụ lục 3: Số lượng phương tiện vận tải thủy các xã

TT

Tên xã

Xà lan, thuyền

đò ngang

Ghi chú

Cái

Tấn

Cái

Người

1

Bình Minh

  

1

40

 

2

Tân Châu

  

1

40

 

3

Nhuế Dương

2

230

1

25

 

4

Đông Ninh

1

2

   

5

Tứ Dân

4

3.100

2

70

 

6

Đại Tập

  

1

30

 

7

Hàm Tử

2

600

   
 

Tổng

9

3.932

6

205

 

- Lập 1 đội hỗ trợ vận tải đường bộ để hỗ trợ dân sơ tán vào đê và vận chuyển hỗ trợ các đối tượng chính sách từ đê đến nơi sơ tán.

- Trang bị: Huy động trong tổng số phương tiện hiện có của các xã gồm: 40 ô tô khách, 235 ô tô tải.

Phụ lục 04

TT

Xã, thị trấn

Phương tiện vận tải đường bộ

Ghi chú

ô tô khách

ô tô tải

1

Chí Tân

3

15

Là lực lượng nòng cốt

2

Dạ Trạch

3

8

3

Đông Kết

2

13

4

Liên Khê

 

18

5

Đông Tảo

8

7

6

Đại Hưng

7

18

7

Đồng Tiến

3

7

8

Đông Ninh

 

6

9

Tân Châu

2

2

10

Đại Tập

2

5

Cộng

30

99

 

Các xã khác

10

136

Phân công sau

Tổng toàn huyện

40

235

* Lập một đội hỗ trợ vận tải thuỷ nội vùng (trong vùng lụt) để hỗ trợ các xã vận chuyển những người bị mắc kẹt trong vùng lụt ra khỏi vùng lụt.

Huyện không xây dựng phương án hỗ trợ vận chuyển tài sản đi sơ tán mà các xã phải chủ động chỉ đạo cho dân tự sơ tán có sự hỗ trợ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã. Đối với các đối tượng ưu tiên và neo đơn, những xã có nhiều khó khăn, trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã phải trực tiếp giải trình với tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn để thống nhất biện pháp hỗ trợ. Các xã phải quán triệt cho nhân dân, nhất là các đối tượng được hỗ trợ phải chuẩn bị chu đáo, khi triển khai sơ tán khẩn cấp, phải đảm bảo tốc độ nhanh, hành lý gọn với phương châm cứu người là chính.

2. Phương án đảm bảo an ninh trật tự

Ông Lê Văn Trưởng: Trưởng Công an huyện - Phó tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông trong vùng lụt và các địa bàn nơi dân đến sơ tán; chỉ đạo các xã, các ngành thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng và chỉ huy lực lượng tìm kiếm những người mất tích và xử lý nghiệp vụ đối với những người bị thiệt mạng chưa rõ lai lịch.

Thành lập một đội cảnh sát cơ động để xử lý nhanh những tình huống đột xuất xảy ra trong vùng lụt và các địa bàn nơi dân đến sơ tán.

3. Phương án hỗ trợ lực lượng

Ông Đỗ Như Quân: Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện - Thành viên Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn xây dựng và tổ chức thực hiện phương án.

- Nhiệm vụ: Lực lượng hỗ trợ của huyện có nhiệm vụ hỗ trợ xã để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ các đối tượng chính sách, người già, trẻ nhỏ, người ốm đau, tàn tật và những gia đình khó khăn, neo đơn.

- Nguyên tắc phối hợp: Việc phổ biến, hướng dẫn, điều hành quản lý và giúp đỡ dân sơ tán di chuyển đúng luồng đường, đến đúng địa điểm tập kết do xã quy hoạch là trách nhiệm của Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các cụm chống lụt. Ban chỉ huy PCTT & TKCN các xã phải lên phương án hỗ trợ cụ thể cho từng cụm dân cư (thôn, xóm), chủ động phân công lực lượng hỗ trợ sơ tán dân của xã và cung cấp cho tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn để huyện có cơ sở làm căn cứ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị hỗ trợ của huyện.

Các lực lượng hỗ trợ của huyện gồm có:

3.1. Lực lượng xung kích ứng cứu

a) Lực lượng xung kích ứng cứu của các xã:

- Ban chỉ huy Quân sự huyện chỉ huy các xã xây dựng. Trực tiếp làm nhiệm vụ huy động khi có lệnh và trực tiếp chỉ huy các đơn vị làm nhiệm vụ, mỗi xã 110 người, trong đó có 30 người bơi lội giỏi để làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (trang bị 6 thuyền con, xã tiếp nhận lực lượng này phải trang bị cho mỗi đội 30 phao cứu sinh). Phân bổ cụ thể cho các xã như phụ lục số 05.

- Ban chỉ huy Quân sự huyện căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ của các xã, cần phân công địa bàn hoạt động và nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị xuống đến từng cụm dân cư (sau khi đã thống nhất với Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã và Đ/c phụ trách lực lượng lao động tổng hợp).

b) Lực lượng hỗ trợ vượt hiểm:

- Lập 1 đội hỗ trợ vượt hiểm để hỗ trợ dân sơ tán vượt qua những vị trí nguy hiểm như vỡ đường, đường đã bị ngập sâu nhưng còn ở mức đi qua được.

- Lực lượng: Huy động 110 người khoẻ mạnh, bơi lội giỏi trong lực lượng xung kích ứng cứu của 6 xã: Dạ Trạch, Hàm Tử, Liên Khê, Chí Tân, Thành Công, Nhuế Dương, mỗi xã 20 người mang theo 6 thuyền con .

Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện trang bị 110 áo phao, mỗi xã có nhu cầu hỗ trợ phải chuẩn bị sẵn 110 phao cứu sinh (có thể tự tạo bằng bao tải nhồi trấu bọc ni lông) và dây thừng, trão dài để kéo người ôm phao vượt qua chỗ vỡ (dự tính mỗi chỗ vỡ dài 20m).

c) Lực lượng tìm kiếm cứu nạn: (Ông Nguyễn Thanh Hải- Chỉ huy trưởng BCH quân sự huyện phụ trách)

Nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ những người bị nạn, những người bị mắc kẹt trong vùng lụt không đến được các địa điểm lánh nạn tạm thời theo quy hoạch của Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã như: trên cây cao, trên mái nhà, trên nóc lò gạch, trên các đoạn đường, bờ kênh mương đã bị ngập, trên các gò đất cao (kể cả trong làng, ngoài đồng).

Gồm hai lực lượng:

- Lực lượng hỗ trợ vượt hiểm (sau khi cơ bản không còn nhiệm vụ hỗ trợ vượt hiểm hoặc ngập lụt đã đến mức không nên để cho dân vượt qua những chỗ nguy hiểm).

- Các trung đội tìm kiếm cứu nạn của các đại đội xung kích ứng cứu đã phân bổ cho các xã (xem phụ lục số 05).

UBND và Ban chỉ huy PCTT & TKCN các xã, thị trấn được giao nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng, phương tiện, vật tư cho công tác sơ tán dân phải đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu huy động khẩn cấp, đột xuất và khả năng hoạt động trong mọi tình huống khó khăn, phức tạp.

3.2. Lực lượng dân quân cơ động của huyện

Ban chỉ huy quân sự huyện xây dựng và trực tiếp chỉ huy 03 đại đội dân quân cơ động của huyện (ở 3 xã Tân Dân, An Vỹ, Ông Đình) làm nhiệm vụ xung kích, ứng cứu và hỗ trợ sơ tán dân, mỗi đại đội có một trung đội 30 người bơi lội giỏi, để làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (trang bị 6 thuyền con, 30 phao cứu sinh và các dụng cụ khác). Giao cho 3 xã Ông Đình, An Vỹ, Tân Dân chịu trách nhiệm trang bị cho lực lượng này.

- Xây dựng 01 trung đội thông tin (vận động 20 người).

3.3. Lực lượng dự bị động viên của tỉnh

Khi có tình huống xảy ra đề nghị tỉnh huy động lực lượng dự bị động viên Khoái Châu ở các xã Phùng Hưng, Việt Hoà, Dân Tiến để hỗ trợ cho huyện (giao Ban chỉ huy Quân sự huyện Khoái Châu thực hiện và chỉ huy)

3.4. Lực lượng lao động tổng hợp

Ông Nguyễn Huy Tiến- Bí thư huyện đoàn - Thành viên Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn: Phụ trách phân công lực lượng tổ chức thực hiện.

- Lập ở mỗi xã 01 đội hỗ trợ dân sơ tán tối thiểu 20 người khoẻ mạnh, bơi lội giỏi (trong lực lượng lao động tổng hợp) do huyện đoàn quản lý, huy động (khi có quyết định của UBND huyện) và trực tiếp chỉ huy làm nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn. Phân bổ cụ thể cho các xã như phụ lục số 05.

- Phân công địa bàn hoạt động, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị đến từng cụm dân cư (sau khi đã thống nhất với Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã và Đ/c phụ trách lực lượng xung kích ứng cứu). Xã tiếp nhận lực lượng này phải trang bị cho mỗi đội 10 thuyền con, 20 phao cứu sinh).

Phân công lực lượng hỗ trợ công tác sơ tán dân của huyện cho các xã:

Ban chỉ huy Quân sự huyện và huyện đoàn phối hợp với Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã tiếp nhận hỗ trợ quản lý chỉ huy làm nhiệm vụ.

Phụ lục: 05

Xã tiếp nhận lực lượng hỗ trợ

Dân số

(người)

Đơn vị hỗ trợ lực lượng

Lực lượng XKƯC

Lực lượng LĐTH

(làm nhiệm vụ cứu nạn)

Tổng số

(người)

T.đó lực lượng cứu nạn

Tân châu

9.515

Đông Tảo

100

20

20

Đồng Tiến

100

20

20

Hồng Tiến

100

20

20

Dân Tiến

20

20

20

Việt Hoà

20

20

20

Đông Ninh

4.401

Bình Kiều

100

20

20

TT Khoái Châu

100

20

20

Phùng Hưng

20

20

20

Đại Tập

6.765

Đại Hưng

100

20

20

Thuần Hưng

100

20

20

Ghi chú: Lực lượng xung kích ứng cứu của các xã: Phùng Hưng, Dân Tiến, Việt Hoà, An Vĩ, Tân Dân (ngoài lực lượng cơ động và lực lượng dự bị động viên sẽ điều động sau) giành riêng để tăng cường cho các địa bàn có nhu cầu cao hơn.

Các lực lượng hỗ trợ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn cơ động

Do Ban chỉ huy Quân sự huyện huy động, quản lý và chỉ huy làm nhiệm vụ.

Phụ lục 06

Xã có nhiệm vụ hỗ trợ

Lực lượng dân quân cơ động

Lực lượng dự bị

động viên

XKƯC của các xã

(làm nhiệm vụ cứu nạn)

Tổng số

(người)

T.đó lực lượng cứu nạn

Tổng số

(người)

T.đó lực lượng cứu nạn

Phùng Hưng

-

-

100

20

-

Dân Tiến

-

-

100

20

-

Việt Hoà

-

-

100

20

-

An Vỹ

100

20

-

-

-

Ông Đình

100

20

-

-

-

Tân Dân

100

20

-

-

-

Dạ Trạch

-

-

-

-

20

Hàm Tử

-

-

-

-

20

Liên Khê

-

-

-

-

20

Chí Tân

-

-

-

-

20

Nhuế Dương

-

-

-

-

20

Thành Công

-

-

-

-

20

4. Phương án hỗ trợ công tác y tế

Ông Đỗ Văn Chiến: Phó Giám đốc – Phụ trách Trung tâm y tế Khoái Châu: Phụ trách.

* Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án hỗ trợ công tác y tế với các nội dung như sau:

- Chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở vùng bị lụt và nơi sơ tán.

- Phối hợp với Phòng Y tế huyện, y tế các xã ven đê, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp cứu người bị nạn

* Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc y tế các cơ sở có cư dân ở ngoài đê xây dựng các tổ y tế cấp cứu phụ trách các cụm dân cư, các địa điểm tập kết dân ở trong và ven vùng lụt, chuẩn bị thuốc men, dụng cụ y tế, lực lượng, phương tiện đưa đón người bị nạn (tối thiểu mỗi xã một cơ số thuốc, một cơ số trang thiết bị y cụ nhỏ (các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập phải có ít nhất 2 cơ số).

* Chỉ đạo y tế các xã ven đê tham gia cấp cứu người bị nạn, y tế các xã tiếp nhận dân sơ tán phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

* Trong lúc triển khai sơ tán khẩn cấp và khi có lụt, bệnh viện Khoái Châu và y tế các xã ven đê tổ chức trực suốt ngày đêm để đưa đón, tiếp nhận và cấp cứu người bị nạn.

* Chỉ huy trung tâm y tế Khoái Châu xây dựng 2 đội cấp cứu để sẵn sàng chi viện cho các trạm y tế cơ sở khi có lụt hay triển khai phương án sơ tán, mỗi đội 10 người trang bị 1 xe cấp cứu, 1 cơ số thuốc và 1 cơ số dụng cụ y tế.

* Có kế hoạch đảm bảo đầy đủ các loại thuốc chữa bệnh, hoá chất tẩy uế đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi lụt.

5. Nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị

- Ban chỉ huy quân sự huyện:

Xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện phương án tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của huyện; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tìm kiếm cứu nạn của xã, đảm bảo khả năng phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng của xã với các lực lượng của huyện, các lực lượng tham gia chi viện.

- Công an huyện:

Hướng dẫn giao thông phân luồng di chuyển, không để ùn tắc các nút giao thông nhất là các đầu dốc lên đê của các tuyến đường dân đi sơ tán. Phân công lực lượng phụ trách địa bàn, chỉ huy công an các xã đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở địa bàn có dân đi sơ tán và địa bàn có dân đến tạm trú. Có phương án tăng cường lực lượng tập trung đột xuất kịp thời cho các địa bàn đang diễn ra tình huống sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn.

Chủ trì phối hợp với phòng Kinh tế - hạ tầng làm nhiệm vụ huy động phương tiện vận tải khi xảy ra tình huống.

Phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

- Trung tâm văn hóa và truyền thanh huyện:

Giữ vững liên lạc với các xã vùng bối trên sóng FM. Tổ chức phát thanh và chỉ đạo đài truyền thanh của các xã tiếp âm các chương trình tuyên truyền cho công tác sơ tán dân; các nội dung chỉ huy, chỉ đạo công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra tình huống.

- Bưu điện huyện:

Phải đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc trong mọi tình huống, có kế hoạch đặt máy điện thoại di động tại hiện trường để phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo trong tình huống khẩn cấp.

- Hạt Quản lý đê:

Hướng dẫn các xã qui hoạch các điểm cao dùng làm nơi lánh nạn tạm thời cho các cụm dân cư khi xảy ra vỡ bối hay tràn bối.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng:

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ dự trữ 30 tấn gạo, 10 tấn mì ăn liền và các nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ dân đi sơ tán và dân vùng bị lụt.

Kiểm tra nắm chắc các loại phương tiện hiện có, cân đối khả năng huy động được với nhu cầu sử dụng (theo các phương án) để phân bổ phương tiện cho các xã và các bộ phận...

Thường xuyên nắm được khả năng đáp ứng nhu cầu huy động khẩn cấp của từng loại phương tiện đi làm nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn, phải đảm bảo tính khả thi cao.

Chủ trì thực hiện việc huy động các loại phương tiện đi làm nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiến cứu nạn (có sự phối hợp của công an huyện).

- Phòng LĐTB và XH:

Hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch sử dụng và huy động công lao động vào việc thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do lụt, bão, úng gây ra.

- Phòng Tài chính - KH:

Phối kết hợp với Kho bạc có kế hoạch dự trữ tiền mặt để sử dụng vào việc cứu trợ dân sơ tán gặp khó khăn trong khi chờ tỉnh cấp kinh phí trợ cấp. Hướng dẫn các xã về cơ chế, chính sách tài chính trong việc huy động thanh quyết toán các khoản kinh phí sử dụng cho công tác PCTT & TKCN nói chung, công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn nói riêng.

- Phòng Văn hoá TT:

Hướng dẫn các tổ thông tin của các xã và trực tiếp thực hiện thông tin tuyên truyền cho nhân dân nhận thức được ý nghĩa thiết thực của việc sơ tán, vận động nhân dân tích cực chuẩn bị, sẵn sàng chấp hành nghiêm chỉnh lệnh sơ tán. Khi có tình huống sơ tán phải đặt loa phóng thanh ở các đầu dốc lên đê của các luồng đường sơ tán, mỗi điểm một loa và 2 loa di động để hướng dẫn nhân dân sơ tán.

- Chi cục Thống kê:

Tổ chức hướng dẫn và đôn đốc các xã thống kê tiến độ các mặt công tác chuẩn bị cho phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong từng tháng. Đánh giá diện tích bị ngập lụt, mức độ thiệt hại do ngập lụt sinh ra và tổng hợp để báo cáo cấp trên kịp thời.

- Thanh tra huyện:

Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng phương án; chuẩn bị phương tiện, vật tư, dự trữ đảm bảo tài chính hậu cần cho nhiệm vụ sơ tán dân đối với những xã có dân ở ngoài đê và công tác chuẩn bị đón dân đến sơ tán của các xã nội đồng.

- Điện lực Khoái Châu:

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mọi tình huống - Khi tràn bối hay bối vỡ phải cắt điện ngay trong vùng ngập lụt.

- Các xã có dân đi sơ tán, các xã làm nhiệm vụ chi viện và tiếp nhận dân đến sơ tán, các ngành chức năng:

Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhiệm vụ của đơn vị, lập phương án thật chi tiết, cụ thể tỉ mỉ, tổ chức lực lượng thực hiện, phân công cán bộ phụ trách và triển khai ngay công tác chuẩn bị thật chu đáo. Báo cáo danh sách, phân công các lực lượng và phương án thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị về Thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện thông qua Văn phòng PCTT & TKCN huyện và Tiểu ban sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn của huyện.

IX. ĐỀ NGHỊ TỈNH HỖ TRỢ

Cứu hộ cứu nạn là nhiệm vụ hết sức phức tạp, khó khăn trong khi khả năng của huyện có giới hạn chỉ thực hiện khi tình huống còn ở mức ban đầu. Vậy ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện đề nghị UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh hỗ trợ như sau:

1. Hỗ trợ về chỉ huy

Đề nghị Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh quan tâm chỉ đạo về mọi mặt để công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn được hiệu quả cao.

2. Hỗ trợ về phương tiện

a) Tình huống chủ động sơ tán:

Đề nghị tỉnh hỗ trợ 50 xe khách để vận chuyển người, 30 xe tải để vận chuyển những tài sản đặc biệt quan trọng.

b) Tình huống sơ tán khẩn cấp:

Đề nghị tỉnh hỗ trợ 10 xe lội nước, 10 tàu thuyền, 10 nhà bạt, 1560 áo phao (cho các lực lượng làm nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán dân của huyện) và 650 phao cứu sinh (cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của huyện)

3. Hỗ trợ về lực lượng

Tình huống sơ tán khẩn cấp:

Hỗ trợ 600 người làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

4. Hỗ trợ về Y tế

Đề nghị tỉnh cử đoàn cán bộ y tế (cả thuốc men và trang thiết bị y cụ) để tham gia cấp cứu và chữa bệnh cho nhân dân trong quá trình sơ tán và sau khi trở về địa phương, giúp nhân dân khử trùng nguồn nước và vệ sinh môi trường./.

Nơi nhận:

- BCH PCTT&TKCN tỉnh;

- Thường trực Huyện ủy;

- Thường trực HĐND huyện;

- Các xã liên quan;

- Thành viên Ban chỉ huy

PCTT&TKCN huyện;

- Các ngành liên quan;

- Lưu: VT.

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC

Đào Hải Ngọc

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) (06/10/2024)
- TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 23 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM (28/6/2001 - 28/6/2024)(22/08/2024)
- TRUYỀN THÔNG VỀ DỪNG CÔNG NGHỆ 2G(13/08/2024)
- BÀI TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO CÔNG TÁC PCCC VÀ CNCH KHI THỜ CÚNG(17/06/2024)
- Thị trấn quan tâm hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng(12/06/2024)
- Thị trấn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng chính sách mở tài khoản ATM , phấn đấu 100% trả tiền qua thẻ(12/06/2024)
++ THÔNG BÁO
+ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VNEID VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH
+ THỊ TRẤN KHOÁI CHÂU TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG NAM THANH NIÊN KHÁM SƠ TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2025
+ Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp
+ Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp
+ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ, AN TOÀN TT MẠNG
Lịch làm việc
Thư điện tử
Học tập và làm theo lời Bác
++ VIDEO HOẠT ĐỘNG
- TP Hung Yen
- videokhoaichau
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 133
Hôm nay 4,015
Tháng này: 10,095
Tất cả: 366,974
THƯ VIỆN ẢNH